Hotline : 0916539439 Email : hotro@vicosap.vn

XẠ ĐEN VÀ LỢI ÍCH CỦA XẠ ĐEN ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ

Ngày đăng: 02:28 PM 28/07/2022 - Lượt xem: 303

Xạ đen là một loài thực vật được dùng trong nhiều bài thuốc Đông và Cả Tây. Ở Việt Nam thì loại thảo dược thường được tìm thấy tại các vùng núi phía Bắc. Từ rất lâu về trước, con người đã sử dụng lá xạ đen để chữa bệnh và nó được coi là thần dược trong việc chữa các bệnh hiểm nghèo.

Cây xạ đen – Thông tin tổng quát

Hiện nay cây xạ đen là một từ khóa được tìm kiếm rất nhiều sau khi có những tin đồn về tác dụng kỳ diệu của loại cây này đối với sức khỏe, đặc biệt là tác dụng với ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, cây xạ đen được nói tới là cây nào và có tác dụng gì.

Cây xạ đen có bao nhiêu loại?

Cây xa đen là tên tiếng Việt chỉ một số loại cây khác nhau, thậm chí khác họ. Trong đó nổi bật và phổ biến nhất là hai loại cây xạ đen sau đây:

  • Cây xạ đen châu Âu: hay còn gọi là dây gối Ấn Độ, có tên khoa học là Celastrus hindsii Benth et Hook, thuộc họ Dây gối (Celastraceae).
Cây Xạ Đen Châu âu Và Những Nhầm Lẫn Thường Gặp
Cây xạ đen châu Âu
  • Cây xạ đen Hòa Bình: cây này phổ biến và hiện nay đang được sử dụng nhiều, có tên khoa học là Ehretia asperula Zoll. et Mor. , thuộc họ Vòi voi (Boraginaceae).
Cây Xạ Đen - cây ung thư của dân tộc mường xưa
Cây xạ đen Hòa Bình (Xạ đen)

Bài viết này chúng ta sẽ viết về cây xạ đen Hòa Bình, gọi tắt là Xạ đen, tức là cây Ehretia asperula Zoll. et Mor.

Cây xạ đen mọc ở đâu

CCây xạ đen thường mọc ở nhiều vùng rừng núi có độ cao từ 1.000m – 1.500m. Trên thế giới, cây được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.

Tại Việt Nam, cây xạ đen được tìm thấy đầu tiên ở Hòa Bình. Sau đó được trồng làm dược liệu ở những vùng đồi núi như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Gia Lai, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn,… Cây xạ đen cũng được tìm thấy ở một số vườn quốc gia lớn như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Ba Vì.

Cây thích hợp với khí hậu vùng núi cao, chịu được khô hạn, ưa sáng, phù hợp với đất đỏ, đất thịt, đất tơi xốp có độ ẩm thích hợp.

Đặc điểm thực vật của cây xạ đen

Cây xạ đen còn được gọi là cây ung thư, cây bạch vạn hoa, cây bách giải,… Đây là loài cây thuộc họ dây gối. Tên khoa học của cây là Celastrus Hindsii Benth.

Hoa và quả của cây xạ đen
Hoa và quả của cây xạ đen

Cây xạ đen có thân leo nhỏ, thường mọc thành bụi rậm. Chiều dài trung bình của cây từ 3 – 10m. Cây non có màu xanh nhạt, không có lông. Khi cây già thì chuyển sang màu xanh thẫm và màu nâu. Lúc này, thân cây có rất nhiều lông.

Lá cây xạ đen nhọn ở phần đầu, phiến lá hình bầu dục ngược, mép lá không có răng cưa. Trên mặt lá có 7 gân phụ. Mặt lá láng mịn, không có lông. Lá thường mọc so le, cuống lá ngắn chỉ từ 5- 7mm.

Hoa xạ đen có màu trắng, mọc thành từng chùm ở đầu cành. Chiều dài trung bình của hoa là 5 – 10cm. Cuống hoa dài 2 – 4mm. Hoa thường mọc vào tầm tháng 4 – tháng 6.

Quả xạ đen nhỏ, có hình dạng giống quả trứng, chiều dài quả khoảng 1cm. Hoa thường mọc thành chùm, cuống quả dài. Khi quả khô sẽ nở ra thành 3 cánh, bên trong có hạt màu hồng. Quả xạ đen thường kết vào tầm tháng 8 đến tháng 12.

Bộ phận sử dụng, thu hái, sơ chế

Cây xạ đen là loài dược liệu quý. Lá và thân cây được sử dụng để bào chế ra nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Lá cây thường được thu hái khi cây trưởng thành. Đối với thân cây sẽ thu hái khi cây già vì dược tính của cây già cao hơn so với các loại cây non.

Sau khi thu hoạch, lá và thân cây được phơi khô. Thân cây được cắt thành những khúc nhỏ. Sau khi phơi khô thì cho vào túi kín để bảo quản để tránh ẩm mốc.


Lá cây xạ đen sau khi sơ chế

Cách phân biệt cây xạ đen với cây xạ vàng

Cây xạ đen là một dược liệu có tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh như: ung thư giai đoạn đầu, bệnh về gan ( xơ gan – viêm gan A, B, C, D, men gan tăng cao, ổn định huyết áp… Tuy nhiên, mặc dù chỉ có một loại xạ đen song các cây họ xạ có tất cả 5 loại bao gồm: cây xạ đen, cây xạ vàng, cây xạ đỏ, cây xạ trắng, cây xạ lai … Trong đó, phổ biến nhất là cây xạ đen và cây xạ vàng do đó cần phải được phân biệt các loại này để tránh nhầm lẫn,  bạn cần chú ý những đặc điểm sau:

Nhận biết cây xạ đen: Cây xạ đen có mấy loại và cách chọn tốt nhất - Cẩm nang Hải Phòng

Phân biệt cây xạ đen với cây xạ vàng

Cây xạ đen: Khi tươi lá xạ đen dầy, có màu xanh đậm và có sắc tím, thân có màu sẫm. Khi phơi khô có mùi thơm, trên thân vân gỗ có nhựa chảy ra màu đen. Trong quá sử dụng khi sắc nước có vị ngọt, màu nâu đậm.

Người Bình Thường Có Uống Được Cây Xạ Đen Không?

Cây xạ đen

Cây xạ vàng: Khi tươi, thân có màu xanh, lá màu vàng thường mỏng, lá không có răng cưa và không có sắc tím. Khi phơi khô, cây giòn và dễ vụn nát, thân rỗng, có màu trắng và nhạt, không có mùi vị. Khi sắc nước cây xạ vàng có màu nhạt, khi uống có mùi ngai ngái.

Cây xạ vàng, công dụng cây xạ vàng, địa chỉ bán cây xạ vàng
Cây xạ vàng

Cây xạ vàng có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, điều hòa đường huyết, tăng cường sức đề kháng, giảm đau các khớp, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như: viêm gan virus A, B, C, D, xơ gan, men gan tăng cao, mụn nhọt.

Đối với các cây xạ trắng, cây xạ đỏ, cây xạ lại: đây là những loại cây không phổ biến nhiều tại các khu rừng ở Việt Nam, chính vì vậy các thông tin về đặc điểm thực vật của các loại xạ này chưa có thông tin khoa học nào.

Thành phần hóa học của cây Xạ đen

Về thành phần hóa học, đã xác định được trong cành và lá bốn loài E. acuminata R. Br., E. longiflora Champ. ex Benth., E. tsangii Johnst. và E. asperula Zoll. et Mor. đều có flavonoid; tanin; acid amin; đường khử. Riêng sterol có ở lá E. acuminata R. Br. và thân E. longiflora Champ. ex Benth., saponin chỉ có ở lá E. acuminata R. Br. Từ vỏ thân E. longiflora Champ. ex Benth. đã phân lập được 8 hợp chất, trong đó có 4 hợp chất lần đầu tiên phân lập được từ chi Ehretia P. Br. là ergosterol peroxide, menisdaurin, (+)-lyoniresinol  (+)-lyoniresinol 3a-O-b-D-glucopyranosid) và 4 hợp chất lần đầu tiên phân lập được từ loài E. longiflora Champ. ex Benth. là b-sitosterol, acid ursolic, daucosterol  acid rosmarinic.

Lần đầu tiên xác định acid rosmarinic (EL8) có tác dụng ức chế tế bào ung thư gan Hep-G2 in vitro với IC50 là 0,5 μg/ml.

Tác dụng của cây xạ đen

Từ lâu, xạ đen đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh. Xét về đông y và tây y thì loài cây này có một số tác dụng như sau:

Tác dụng theo đông y

Theo đông y, cây xạ đen có tính hàn, vị đắng và hơi chát. Xạ đen có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan, ung thư gan. Ngoài ra, xạ đen còn giúp chữa trị các bệnh lở loét, vàng da, mụn nhọt,…

Tác dụng theo tây y hiện đại

Nhiều nghiên cứu về tác dụng của cây xạ đen đã được công bố. Trong lá và thân cây xạ đen có những hợp chất với tác dụng như sau:

Flavonoid: Đây là một hoạt chất quan trọng có hàm lượng cao trong cây xạ đen. Tác dụng của hoạt chất này là tăng cường hệ miễn dịch, chống gốc tự do, làm chậm quá trình oxy hóa. Ngoài ra, Flavonoid còn có tác dụng thúc đẩy việc hấp thu vitamin C vào cơ thể nhanh hơn, từ đó, quá trình tái tạo mô diễn ra tốt hơn.

Polyphenol: Hoạt chất này giúp bảo vệ cơ thể, tái tạo tế bào và chống lại các tổn thương từ các vi khuẩn. Polyphenol còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như tim mạch, tiểu đường, béo phì,…

Quinon: Đây là hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. Các hoạt chất có khả năng phân hủy và hóa lỏng các tế bào ung thư và bài tiết ra ngoài. Hiệu quả điều trị ung thư cao khi quinolon kết hợp với flavonoid. Ngoài ra, quinon còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch để khỏe mạnh hơn.

Tanin: Tác dụng của tanin là chống gốc tự do, làm giảm quá trình lão hóa, tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.

Axit amin: Đây là hoạt chất có nhiều trong cây xạ đen. Tác dụng của nó là hỗ trợ quá trình sinh hóa của cơ thể, giảm cân và cải thiện giấc ngủ, phòng ngừa các hiện tượng mất cơ.

Ngoài các thành phần trên, trong cây xạ đen còn có một số hoạt chất khác rất tốt cho sức khỏe như:  đường khử, triterpenoid, cyanoglucoside. Chính vì thế, xạ đen được xem là cây dược liệu quý để phòng và trị bệnh hiệu quả.

Xạ đen có tác dụng gì?

Vì có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh. Thế nên lá xạ đen được dùng rất phổ biến trong y học.

Lá xạ đen trị ung thư

Một trong những tác dụng của lá xạ đen được biết đến nhiều nhất là hỗ Trợ chữa ung thư. Theo nghiên cứu của những nhà khoa học từ những năm 1977, lá xạ đen có hoạt chất  maytenfolone – A. Hoạt chất này được chứng minh có hại cho những tế bào ung thư. Đặc biệt là ung thư gan hay ung thư biểu mô.

Ngoài ra, trong lá xạ đen còn có hoạt chất Flavonoid. Hoạt chất này có tác dụng chống oxi hóa hiệu quả, gây ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Thêm vào đó là hoạt chất Saponin trong lá xạ đen giúp tái tạo lại cấu trúc những thế bào bị tổn thương. Đồng thời ngăn ngừa di khối u di căn.

Xạ đen hỗ trợ, điều trị triệu để các bệnh về gan

Những hoạt chất có trong lá xạ đen, ngoài trị ung thư thì còn có tác dụng trong việc điều trị các bệnh về gan. Có thể kể đến như: Xơ gan, gan nhiễm mỡ, Viêm gan B, viêm gan A.

Để làm đươc điều này, các hoạt chất trong lá xạ đen có tác dụng giảm tiết dịch trong sơ gan cổ trướng. Bên cạnh đó giúp hạ men gan, tái tạo tế bào gan, đào thải chất độc trong gan, bảo vệ cơ thể. Đặc biệt, khi được kết hợp với những loại cây thuốc khác thì lá xạ đen sẽ giúp trị dứt điểm các bệnh về gan.

Trị mất ngủ

Khi nói đến việc uống lá xạ đen có tác dụng gì thì không thể không kể đến việc chữa trị mất ngủ. Công dụng chủ yếu của lá xạ đen là là đào thải độc tố, an thần, không còn căng thẳng. Nhờ đó uống lá xạ đen sẽ giúp đi vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn. Đồng thời làm thuyên giảm triệu chứng chóng mặt, giảm nguy cơ thiếu máu lên não giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não.

tác dụng của lá xạ đen

>>> Xem thêm: CÔNG DỤNG CỦA LÁ TRÀ XANH ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ

Điều trị mụn nhọt, lở loét trên da

Mụn nhọt, lở loét trên da do chức năng gan kém, không lọc và đào thải độc tố. Điều này lại làm nóng gan tạo ra huyết nhiệt và nhiệt độc. Trong khi đó, lá xạ đen có tính hàn, cũng như có hoạt chất thải độc tố. Vì vậy mà lá cây xạ đen giúp điều trị mụn nhọt, lở loét trên da khá hiệu quả.

Đồng thời, với tính kháng khuẩn cao, lá xạ đen sẽ giúp khiến các vết thương ngoài da nhanh chóng cầm máu, phục hồi.

Điều trị bệnh lý huyết áp cao

Huyết áp cao là bệnh lý mãn tính, gây áp lực nhiều cho tim. Nó là nguyên nhân tiền đề đối với những căn bệnh nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy tim, nhờ máu cơ tim…

Với đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn thì lá xạ đen giúp hạ huyết áp, mang lại sự ổn định cho huyết áp. Nhờ đó có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Các công dụng khác của cây xạ đen

Ngoài những công dụng trên, cây xạ đen còn có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh như: chữa bệnh mụn nhọt, lở ngứa, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm đau, tăng sức đề kháng cơ thể, chữa các bệnh phụ khoa.

Đối tượng sử dụng cây xạ đen

Tuy là một loại dược liệu quý nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Loại dược liệu này chỉ phát huy tác dụng khi sử dụng cho những đối tượng sau:

  • Bệnh nhân bị mắc các chứng bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày,…
  • Những người bị các khối u lành và bướu.
  • Những người bị nhiễm HIV.
  • Những bệnh nhân bị bệnh huyết áp như huyết áp cao, huyết áp thấp, huyết áp không ổn định.
  • Những người bị bệnh về da như mụn nhọt, lở loét, viêm nhiễm.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng xạ đen

Trà xạ đen (trà lá) Thảo An - an toàn cho người sử dụng

Mặc dù lá xạ đen có nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên vì chủ yếu được dùng dưới dạng trực tiếp nên thường khó có thể dùng đúng liều lượng. Vậy nên khi dùng lá xạ đen, người sử dụng nên căn đúng liều lượng.

Ngoài ra, với tính hàn nên người uống lá xạ đen khi uống có thể bị các triệu chứng như đi ngoài, đầy bụng, khó tiêu… Tuy nhiên, người dùng không cần quá lo lắng vì tác dụng phụ sẽ mất đi trong vòng từ 1-2 tuần tùy từng cơ địa.

Đối với bệnh ung thư thì lá xạ đen có tác dụng tốt nhất trong giai đoạn đầu của người bệnh. Nhưng đối với giai đoạn 2, giai đoạn 3 hay giai đoạn cuối thì lá xạ đen chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Vậy nên không thể dùng lá xạ đen thay cho các phương pháp chính chữa ung thư được.

Lá xạ đen có thể được sử dụng hầu hết cho tất cả mọi người. Dù vậy vẫn có một số đối tượng không được sử dụng hoặc hạn chế sử dụng. Trường hợp muốn sử dụng phải có sự hướng dẫn kỹ càng của bác sỹ:

  • Đối với phụ nữ có thai tuyệt đối không được sử dụng bởi vì đặc tính hàn của lá xạ đen. Và một số các tác dụng phụ của lá xạ đen làm ảnh hưởng tới thai nhi và người mẹ.
  • Đối với trẻ em dưới 10 tuổi cũng không nên sử dụng lá xạ đen. Vì gây ảnh hưởng tới tiêu hóa và quá trình phát triển.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây xạ đen, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người nắm được những thông tin cần thiết về thảo dược thân thuộc này trong quá trình sử dụng cũng như biết cách sử dụng để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

>>> Xem thêm: Mua trà xạ đen 100% tự nhiên ở đây

>>> Tiện lợi với trà xạ đen túi lọc

Nguồn: Tổng hợp Internet