Hotline : 0916539439 Email : hotro@vicosap.vn

THỰC PHẨM SẠCH VÀ THỰC PHẨM HỮU CƠ (ORAGNIC) KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Ngày đăng: 04:40 PM 16/08/2022 - Lượt xem: 641

Thực phẩm sạch và thực phẩm phẩm hữu cơ đều là thực phẩm an toàn luôn được người tiêu dùng ưu tiên. Thế nhưng chúng cũng có những đặc điểm khác biệt.

thực phẩm Organic và thực phẩm sạch | Organic Shop

Thị trường thực phẩm hiện tại là thị trường sôi động và nhiều biến đổi. Khi mà người tiêu dùng chăm lo để ý đến sức khỏe của bản thân và gia đình nhiều hơn thì vấn đề an toàn thực phẩm luôn là điều được quan tâm hàng đầu. Có những khách hàng tin tưởng vào thực phẩm sạch song cũng có những khách hàng tin tưởng vào thực phẩm organic. Vậy thực phẩm sạch và thực phẩm organic khác nhau như thế nào?

Thế nào là thực phẩm sạch?

Theo các chuyên gia, thực phẩm sạch là thực phẩm trong quá trình nuôi trồng vẫn sử dụng chất hóa học như thuốc trừ sâu, hóa chất tổng hợp... Tuy nhiên, các hoá chất này đều được xử lý theo quy trình để đảm bảo thực phẩm khi thu hoạch chỉ còn dư lượng chất độc hại dưới mức cho phép, không ảnh hưởng tiêu cực cho sức khoẻ người dùng.

 

Khi thu hoạch thực phẩm sạch phải đảm bảo:

  • Không chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép;
  • Không chứa tạp chất (kim loại, thủy tinh, vật cứng,…);
  • Không chứa các tác nhân sinh học gây bệnh như: virus, vi sinh vật, ký sinh trùng,…;
  • Có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng;
  • Được kiểm tra, đánh giá chứng nhận về an toàn thực phẩm

Thực Phẩm Sạch - Thực Phẩm An Toàn Cho Mọi Gia Đình

Theo tiêu chuẩn thực phẩm sạch VietGap: dựa trên 4 tiêu chí

– Kỹ thuật sản xuất phải đặt tiêu chuẩn nghiêm ngặt

– Khi thu hoạch phải đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc gây ô nhiễm vật lý

– Môi trường sản xuất không lạm dụng sức lao động của người nông dân

– Việc truy tìm nguồn gốc sản phẩm một cách dễ dàng

Thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn GlobalGap:

Yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ, bao gồm các yếu tố:

– Môi trường canh tác: nguồn đất, nước, dụng cụ sạch

– Thuốc và hóa chất sử  không tồn dư

– Bao bì đóng cẩn thận, dễ dàng truy xuất nguồn gốc

– Điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc.

>>> Xem thêm: Bảo quản như thế nào để rau củ quả tươi lâu trong tủ lạnh?

Thế nào là thực phẩm hữu cơ (organic)?

Thực phẩm hữu cơ là gì? Hiểu về thực phẩm hữu cơ (Organic food)

Ở Việt Nam, khái niệm thực phẩm hữu cơ Organic không còn mới mẻ nhưng khi được hỏi, đa phần mọi người vẫn còn nhầm lẫn giữa thực phẩm hữu cơ và thực phẩm sạch.

Sản xuất thực phẩm hữu cơ đòi hỏi thực hiện trong một hệ sinh thái đảm bảo, không được gần các nhà máy công nghiệp, không gần quốc lộ, tại vùng đất nền và nguồn nước không có dư lượng kim loại và các chất độc. Nguồn nước tưới và chăn nuôi phải là nước giếng sạch, không phải nước sông. Để đạt chứng nhận thực phẩm sạch thực phẩm các sản phẩm phải đạt những tiêu chí mà các cơ quan có thầm quyền chứng nhận.

Theo đó, sản phẩm rau củ quả được trồng tự nhiên, tưới bón bằng phân thiên nhiên, không dùng hóa chất bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học. Phân thiên nhiên lấy từ xác động vật hoặc trộn từ cây cỏ mục nát. Cây trồng được diệt sâu bọ bằng thiên địch hoặc các biện pháp sinh học khác.

Với các sản phẩm thịt, trứng, sữa thì chuỗi thức ăn cho vật nuôi phải đảm bảo là rau cỏ organic, không dùng thức ăn biến đổi gen, không tiêm thuốc tăng trưởng. Vật nuôi được phòng bệnh bằng biện pháp tự nhiên và thường xuyên được thả ngoài tự nhiên.

Khi nào một sản phẩm được gắn mác hữu cơ?

Để một sản phẩm thực phẩm được chứng nhận hữu cơ cũng như được gắn các logo hữu cơ uy tín như USDA, EU, Bioland… trên sản phẩm, sản phẩm ấy phải được kiểm nghiệm để chứng minh rằng  : không chứa hormone, không chứa thuốc trừ cỏ, không chứa phân bón hóa học, không bị biến đổi gen, không bị chiếu xạ tiệt trùng, không có hương liệu, phẩm màu và chất bảo quản. Quy trình sản xuất thực phẩm hữu cơ sẽ được kiểm tra gắt gao trong suốt quá trình sản xuất cũng như bảo quản sản phẩm.

Và những thực phẩm được gắn mác hữu cơ Organic phải được kiểm soát và kiểm nghiệm bởi các tổ chức có thẩm quyền và uy tín về lĩnh vực này.

Các tổ chức uy tín chia thực phẩm hữu cơ thành các loại nhãn: 100% Organic, Organic, Made with Organic Ingredients, Some organic ingredients. Trong đó, 100% Organic là nhãn được gắn cho thực phẩm không chứa bất cứ chất thêm vào nào trong quá trình nuôi trồng, nhãn Organic dành cho thực phẩm có trên 95% chất organic. Nhãn Made with Organic Ingredients chỉ sản phẩm có ít nhất 70% thành phần hữu cơ và không chứa chất phụ gia, nhãn Some organic ingredients dành cho sản phẩm có dưới 70% thành phần hữu cơ.

Thực phẩm hữu cơ (Organic) - “gương mặt vàng trong làng” chăm sóc sức khỏe

Do được nuôi trồng một cách tự nhiên, các loại thực phẩm Organic không cần dùng thuốc trừ sâu, hoá chất, giúp đất và nước không bị ô nhiễm, làm giảm ô nhiễm môi trường, kiểm soát xói mòn đất cũng như tăng khả năng sinh sản của sinh vật có lợi cho môi trường, tiêu tốn ít năng lượng.

Đồng thời, nhờ vào quá trình trồng tự nhiên nên mùi, hương thơm và thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm hữu cơ vẫn được duy trì với tỷ lệ cao. Theo các chuyên gia, thực phẩm organic có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn 15% so với thực phẩm thông thường. Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng hoa quả và rau hữu cơ chứa chất chống oxy hoá nhiều hơn 40% so với các sản phẩm không hữu cơ. Do vậy, các loại thực phẩm này có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư, đường huyết cao.Tuy nhiên, do không chứa chất bảo quản nên loại thực phẩm này không để được quá lâu và cần tiêu thụ càng nhanh càng tốt.

Trẻ sơ sinh và trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm với các chất không có lợi cho sức khỏe trong thực phẩm. Vì thế thức ăn đạt chuẩn Organic là sự lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn của bé. Với các lợi ích vượt trội cho sức khỏe con người cũng như môi trường sống, thực phẩm Organic còn được hội tiêu dùng thông thái ưa chuộng. Tuy nhiên, để mua loại thực phẩm này, người tiêu dùng phải trả số tiền cao hơn nhiều lần so với thực phẩm sạch hay thực phẩm thông thường.

Với những thông tin về hai loại thực phẩm trên, hy vọng bạn sẽ có thêm cơ sở chọn lựa thực phẩm tốt nhất cho người thân phù hợp với điều kiện của gia đình. Không nhất thiết phải khắt khe “co kéo” túi tiền để phải dùng thực phẩm hữu cơ thì chúng ta mới mạnh khỏe. Vì với các tiêu chuẩn an toàn, thực phẩm sạch vẫn đáp ứng được nhu cầu và đầu vào của nguồn thực phẩm đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, đừng quên kiểm soát số lượng, thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn để đảm bảo cho gia đình và bản thân một cơ thể khỏe mạnh, cân bằng nhé.

>>> Xem thêm: Các loại Vitamin và công dụng của Vitamin

Nguồn: Internet